Nhiều loại cửa sổ hiện nay có chức năng chống nóng, nhưng có một điều bất lợi là trong mùa lạnh, chúng sẽ ngăn cản hơi ấm của nắng truyền vào bên trong phòng. Chính vì vậy, những nhà hoá học Anh đã tạo nên một loại kính mới có khả năng tự động thay đổi tuỳ theo nhiệt độ môi trường. Chúng chỉ cách nhiệt khi nào nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ trong phòng. Loại kính này được phủ một lớp vanadium dioxide kết hợp với vonfam.
Lớp phủ ngoài này sẽ không làm ảnh hưởng gì đến môi trường và cũng không gây nguy hại gì. Nó chỉ có tác dụng làm giảm chức năng chống nóng của cửa kính xuống một khi nhiệt độ bên trong phòng cao hơn bên ngoài ½ lần và nhiệt bên trong phải toả ra ngoài. Dù rằng loại kính mới này đắt hơn rất nhiều so với loại kính chống nóng thông thường nhưng những ích lợi mà nó đem lại là rất lớn và nó đáp ứng được nhu cầu của rất nhiều người.
Nếu nhiệt độ lên cao hơn mức 68 độ C, lớp vanadium dioxide sẽ chuyển sang dạng bán dẫn để cho nhiệt độ tiếp xúc với một bề mặt kim loại và bề mặt này sẽ phản nhiệt trở lại. Khi cho vanadium dioxide kết hợp với vonfam, nhiệt độ này sẽ giảm xuống chỉ khoảng 29 độ C - gần bằng nhiệt độ bình thường trong phòng.
Trong phát minh mới của mình, các khoa học gia đã kết hợp được mục đích khoa học lẫn mục đích thương mại và sử dụng. Trước đây những thí nghiệm thành công đòi hỏi phải sử dụng một loại kính đặc biệt thích hợp với lớp phủ ngoài này và chỉ ứng dụng được trong môi trường chân không.
Manning và Parkin - những người đại diện của nhóm nghiên cứu - cho biết họ đã hoàn thành bản mẫu của loại kính này trong phòng thí nghiệm. Họ đã đẩy nhiệt độ lên đến 550 độ C và cho 2 loại khí vanadium oxytrichloride và tungsten hexachloride tiếp xúc với kính. Áp suất khí sẽ đẩy những chất này bám vào bề mặt kính và sau nhiều phản ứng khác nhau, sẽ tạo thành một lớp phủ ngoài mỏng hơn một sợi tóc người hàng trăm lần.
Lãm Du
(Theo Science News)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét